“Người nhặt xác” là khái niệm công việc cực kỳ mới trên sườn dốc của đỉnh núi Everest. Bởi lẽ, vì biến đổi khí hậu nên băng tuyết dần mỏng đi, lộ ra thi thể của hàng trăm người leo núi đã chết trên đường chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.849 m so với mực nước biển. Hãy để bài viết sau đây kể cho bạn các câu chuyện cực kỳ ý nghĩa, đừng bỏ lỡ nhé!
Câu chuyện người nhặt xác – thiếu tá Aditya Karki
Xuất phát từ mong muốn được chinh phục đỉnh cao, chạm tay tới Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới, hàng trăm du khách đã bỏ mạng ngay trong lần thử sức đầu tiên và nằm lại vĩnh viễn trên “nóc nhà thế giới”. Bởi lẽ, chiều cao 8.848m của đỉnh Everest luôn là đích đến trong mơ của hàng nghìn nhà leo núi muốn thử thách bản thân.
Theo đó, hai người đầu tiên đặt chân lên đỉnh là nhà thám hiểm Edmund Hillary người New Zealand và Tenzing Norgay người Nepal. Thời gian xảy ra sự kiện thú vị này là vào ngày 29/5/1953. Kể từ thời điểm đó đến nay, theo số liệu thống kê cho thấy, khoảng 10.000 người đã chinh phục thành công từ phía Nepal và Tây Tạng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công như trên luôn là vô vàn khó khăn – đã biết bao người bỏ mạng. Chính điều đó khiến cho công việc người nhặt xác trở thành một câu chuyện mang tính bàn cãi rất lớn.
Aditya Karki – thiếu tá quân đội Nepal là chỉ huy trưởng của nhóm leo núi gồm 12 quân nhân và 18 nhà leo núi đang nỗ lực không ngừng thực hiện chiến dịch dọn dẹp đỉnh Everest cùng với các đỉnh Lhotse, Nuptse liền kề. Đây là chiến dịch do quân đội Nepal chủ động tiến hành kể từ tháng 4 với mục tiêu giảm bớt tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu lên vùng đất này. Đây là lần thứ 4 mà Nepal tiến hành hoạt động ý nghĩa này.
Theo lời của Karki cho biết nhóm đã tìm được tổng cộng 5 người chết, trong đó có một người chỉ còn là bộ xương. “Do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, xác chết và rác rưởi đang lộ ra khi lớp tuyết mỏng đi“.
Lý do truyền động lực cho những người nhặt xác quên mình
Kể từ năm 1920 khi có những người thám hiểm đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi, đã có hơn 300 người thiệt mạng và riêng mùa leo núi năm nay đã có 8 người chết. Nhiều người đã chấm dứt cuộc đời của mình trên núi, một số thì bị tuyết che lấp nên khó có thể xử lý được, còn một số khác thì bị kẽ nứt trên sông băng “nuốt chửng” hoàn toàn.
Theo người nhặt xác Karki, nguyên nhân khiến cho những người leo núi chết hàng loạt như thế là ảnh hưởng tâm lý tiêu cực nếu nhìn thấy bất kỳ người chết nào khác trên đường đang chinh phục. Nhóm của ông đã mất 11 tiếng thực hiện việc tưới nước sôi, rồi dùng rìu xẻ băng để giải phóng được thi thể bị băng giá bao phủ.
“Công việc này vô cùng vất vả“, Tshiring Jangbu Sherpa – một người trong nhóm chuyên thực hiện nhiệm vụ dẫn đường và khuân vác hành lý cho những người leo núi nói. “Giải phóng thi thể là một phần, đưa người chết xuống núi lại là thử thách khác“.
Tshiring cho hay trong suốt thời gian làm công việc này, đã chứng kiến muôn hình vạn trạng thi thể khác nhau, trong đó một số thi thể vẫn nguyên vẹn, mặc đầy đủ quần áo. Thế nhưng vẫn có một số không may, chẳng còn gì cả ngoài bộ xương khô.
Công việc nhặt xác ở đỉnh Everest liên tục gây tranh cãi trong cộng đồng leo núi bởi điều này gây tiêu tốn hàng nghìn USD và cần tới số lượng nhân viên lớn (trung bình tầm 8 người cứu hộ) cho mỗi thi thể. Lý do là thi thể có thể nặng tới 100 kg và nằm ở độ cao hàng nghìn mét nên khả năng mang vác nặng sẽ kém đi kèm theo thời tiết lạnh buốt, cơ thể không còn đủ sức.
Nhưng người nhặt xác Karki vẫn một mực khẳng định rằng công việc này rất cần thiết. “Chúng tôi phải đưa được càng nhiều thi thể xuống núi càng tốt“, ông nói. “Nếu cứ để mặc họ ở đấy, núi sẽ biến thành nghĩa trang“.
Chiến dịch dọn dẹp kể trên hiện tại đã sử dụng ngân sách hơn 600.000 USD, tuyển dụng 171 hướng dẫn viên và người khuân vác để đem xuống núi hơn 11 tấn rác.
“Núi đem lại vô số cơ hội cho người leo núi như chúng tôi“, Tshiring nói. “Tôi thấy mình phải trả ơn núi, phải dọn dẹp rác rưởi và thi thể để trả lại sạch sẽ cho ngọn núi“.
Sen Việt Premium Hotels là trang web chính thức chuyên cung cấp các tin tức về thế giới, cuộc sống, sức khỏe… Đừng quên nhấn theo dõi kênh để có thêm vô vàn kiến thức hữu ích không thể bỏ qua.
Nguồn thông tin: VNEXPRESS.