Xu hướng ngại sinh con, ngại kết hôn để lại nhiều hậu quả khó lường. Theo nhiều thống kê cho thấy, tuổi kết hôn ở Việt Nam ngày càng tăng, kéo theo tỷ lệ kết hôn và xu hướng sinh con muộn càng lớn. Đây là các yếu tố khiến Việt Nam có nguy cơ đối mặt với mức tăng trưởng âm, không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc.
Cập nhật tin tức quan trọng về xu hướng ngại sinh con, ngại kết hôn
Theo Bộ Y tế, năm 1994, tại Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển diễn ra ở Cairo (Ai Cập), Việt Nam là 1 trong số 179 quốc gia thông qua Chương trình hành động trong lĩnh vực dân số và phát triển.
Trong suốt 30 năm thực hiện Chương trình hành động, Việt Nam đạt nhiều kết quả ấn tượng về công tác dân số như:
- Tốc độ gia tăng dân số nằm trong tầm kiểm soát.
- Nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ 2007.
- Tuổi thọ trung bình tăng nhanh.
- Tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện về mọi mặt.
Tuy nhiên, công tác dân số trong thời gian tới có thể đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nổi bật trong đó là nước ta đứng trước nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc. Bởi, tốc độ già hóa dân số không ngừng tăng nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già như Nhật Bản.
Không chỉ vậy, bên cạnh xu hướng ngại kết hôn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn còn rất nan giải, khó khắc phục. Kèm chất lượng dân số, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế.
Có phải mức giảm dân số ngày càng lớn?
Theo thông tin từ ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), tại Việt Nam, theo các nghiên cứu, điều tra trong nước, xu hướng ngại kết hôn thể hiện rõ qua tuổi kết hôn tăng (tức là nhiều người chọn kết hôn muộn và giảm tỷ lệ kết hôn (có nghĩa là số lượng người chọn kết hôn càng lúc càng thấp). Theo ước tính của các chuyên gia về dân số, tốc độ tăng dân số của Việt Nam đang giảm, bình quân giai đoạn 2017 – 2020 là tăng 1,07%.
Trong trường hợp mức sinh giảm mạnh như vậy, sau năm 2054, dân số Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng âm và mức giảm dân số ngày càng lớn.
“Chúng ta đang triển khai các chính sách kiểm soát mức sinh, điều chỉnh kịp thời khi mức sinh có xu hướng giảm. Hiện trên thế giới chưa có nước nào thành công trong việc đưa về mức sinh thay thế khi TFR giảm sâu. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng can thiệp ngay khi có dấu hiệu xu hướng mức sinh giảm ở phạm vi rộng để tránh việc mức sinh xuống thấp“, ông Dũng cho biết.
Khi thanh thiếu niên lười kết hôn, lười sinh con: Nguyên nhân vì đâu?
Thông qua phỏng vấn GS. TS Nguyễn Đình Cử – nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, một số thông tin hữu ích về xu hướng ngại sinh con bên dưới:
Trong hơn 30 năm qua, xu hướng hôn nhân và mức sinh ở nước ta thay đổi rất rõ rệt. Nhất là về tuổi kết hôn tăng mạnh (nghĩa là độ tuổi kết hôn rất lớn) khiến cho tỉ lệ kết hôn giảm, mức sinh thấp (thậm chí sắp chạm đáy bằng 0).
Cụ thể hơn, từ năm 1989 – 2022, trung bình độ tuổi kết hôn lần đầu của nam tăng từ 24,4 lên 29 tuổi (điều này cảnh báo rằng xu hướng già hóa trong việc kết hôn trở thành một thước đo cho tất cả nam giới).
Cũng thời gian này, tuổi kết hôn của nữ tăng từ 23,2 lên 24,1 tuổi, tuy không quá khác biejett như nam giới nhưng vẫn là kéo dài hơn hẳn. Trong khi đó, tỉ lệ kết hôn giảm rõ rệt. Cụ thể, từ năm 1989 – 2019, tỉ lệ nam giới trong độ tuổi 20-24 kết hôm giảm từ 37,6% xuống 19,6%, tức là giảm gần một nửa. Còn đối với nữ, các tỉ lệ này cũng giảm từ 57,5% xuống 44,3%.
Theo đó 5 nguyên nhân khiến giới trẻ ngại kết hôn là:
- Tốn kém chi phí.
- Giảm sự gắn kết.
- Yêu thích sự tự do.
- Nỗi sợ sinh con.
- Mất niềm tin vào hôn nhân.
Thêm vào đó, bạn thuận lợi nhận biết mình có thuộc nhóm những người ngại kết hôn thông qua những biểu hiện bên dưới:
- Có xu hướng không muốn yêu đương với bất kỳ ai.
- Khi bước vào mối quan hệ, bạn luôn mang tâm lý tiêu cực.
- Tự ti về bản thân rất nhiều.
- Có tâm lý phớt lờ mọi cảm xúc của bản thân lẫn người khác.
- Không thích bất kỳ sự ràng buộc nào.
- Cảm thấy bản thân không xứng đáng được yêu thương.
- Cảm thấy buồn nôn, khó thở… khi nhắc đến hôn nhân.
Đến đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về xu hướng ngại kết hôn và ngại sinh con hiện nay. Nếu còn điều gì chưa được giải đáp thì đừng ngần ngại để lại bình luận ở phần nội dung bên dưới, ngay trên website này, để được tư vấn nhanh chóng nhé!
Nguồn thông tin: Thanh Niên.