Vắc xin bạch hầu là một trong những mũi tiêm tiêu chuẩn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi ghi nhận các ca tử vong vì bạch hầu, Bộ Y tế tiến hành rà soát những đối tượng tiếp xúc gần để tiến hành cách ly, tránh lây lan. Do đó, người dân thắc mắc người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu lại hay không.
1. Người lớn có cần tiêm vắc xin bạch hầu hay không?
ThS.BS Nguyễn Hiền Minh – Phó trưởng đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, quan niệm chỉ tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em là không đúng. Người lớn cần thực hiện tiêm nhắc lại vắc xin mỗi 10 năm 1 lần do lượng kháng thể giảm dần, không đủ bảo vệ cơ thể.
2. Người lớn cần tiêm mấy mũi vắc xin?
Đối với trẻ em, bệnh bạch hầu được đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên bắt buộc phải sử dụng vắc xin khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Cụ thể, lịch tiêm vắc xin như sau:
- Lần 1: Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
- Lần 2: Ít nhất một tháng sau lần 1.
- Lần 3: Ít nhất một tháng sau lần 2.
- Mũi nhắc lại (lần 4): Tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại giảm liều: Khi trẻ đủ 7 tuổi để duy trì miễn dịch lâu dài.
Đối với người lớn chưa được tiêm chủng hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng, cần tiêm các mũi cơ bản như sau:
- Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt.
- Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.
- Mũi 3: Tiêm cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
- Mũi nhắc lại: Có thể tiêm cách nhau mỗi 10 năm.
Hiện nay, Hội Y học Dự phòng Việt Nam, WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (TdaP) cho phụ nữ mang thai từ 27-36 tuần để bảo vệ mẹ và bé.
3. Tổng quan về bệnh bạch hầu: Nguy cơ tiềm ẩn nào đe dọa sức khỏe nếu không tiêm vắc xin?
Dưới đây là những thông tin hữu ích về dịch bạch hầu:
3.1 Đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu
- Trẻ em và người lớn ở mọi độ tuổi.
- Những người suy giảm miễn dịch.
- Người sống trong điều kiện mất vệ sinh.
- Người đã từng tiếp xúc cùng bệnh nhân bị bạch hầu.
3.2 Triệu chứng bị bệnh bạch hầu
- Sổ mũi, chảy nước mũi.
- Ho.
- Nóng sốt.
- Đau cổ họng.
- Chán ăn.
3.3 Biến chứng nguy hiểm của bệnh
- Viêm cơ tim: Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim.
- Viêm dây thần kinh: Vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng xấu đến thần kinh, nhất là ở khu vực cổ họng. Do đó, bạn dễ bị khó nuốt, liệt cơ hoành và về lâu dài gây yếu cơ ở cánh tay và chân.
- Suy hô hấp: Bệnh gây tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng tới quá trình hô hấp.
Nếu không tiêm chủng vắc xin bạch hầu theo đúng lộ trình như trên thì bạn có khả năng đối mặt với nguy hiểm tính mạng. Xem thông tin tại đây!
3.4 Có các loại vắc xin phòng bạch hầu nào?
Hiện tại, bệnh này có thể được phòng ngừa bằng những loại vắc xin bên dưới:
- Vắc-xin 6 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Infanrix hexa, Hexaxim).
- Vắc-xin 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b (Pentaxim), phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi do Hemophilus Influenza tuýp b, viêm gan B (Combe Five, Quinvaxem. SII)
- Vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Tetraxim).
- Vắc-xin 3 trong 1 phòng phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván (Adacel, Boostrix, DPT)
- Vắc-xin 2 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván cho nhóm đối tượng người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.
4. Cập nhật bảng giá vắc xin mới nhất
Chi phí dao động từ 168.000 – 1.014.000 đồng. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì còn phụ thuộc vào loại vắc xin, nguồn gốc, đơn vị thực hiện… Để biết thông tin chính xác, bạn lựa chọn nơi thực hiện uy tín, với bác sĩ chuyên môn giỏi để được tư vấn phác đồ điều trị lý tưởng nhất, tiết kiệm nhất.
Trong đó, mũi combo các loại bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm mũi họng do Hib, viêm gan B sẽ có mức giá cao nhất nhưng phòng được nhiều loại bệnh nhất. Do đó, bạn đừng quên cân nhắc gói này để đảm bảo an toàn cho bản thân trong thời điểm dịch bệnh ngày một nghiêm trọng
Mong rằng tất cả thông tin hữu ích bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề người lớn có nên tiêm vắc xin bạch hầu hay không. Đừng quên đón đọc các nội dung khác trên website để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!