Nếu không may để da tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của kiến ba khoang thì sẽ gây ra tình trạng kích ứng da, nổi mụn nước, phỏng rộp trên bề mặt da… Nghiêm trọng hơn, điều trị không đúng cách có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm, sẹo…
Cập nhật thông tin mới nhất về kiến ba khoang
Theo nghiên cứu của ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi – Phó trưởng phòng điều hành phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện liên tục tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Đặc điểm nhận diện của loại kiến này
Về hình thái, kiến ba khoang có thân mình thon, dài như hạt thóc, sở hữu nhiều màu sắc khác nhau. Đồng thời có đầy đủ những đặc điểm của một con kiến bình thường nên mọi người còn gọi nó là kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, …
Ngoài ra, kiến có 3 đôi chân, bụng có đốt màu đỏ – cam và màu đen xen kẽ, trong đó có một đốt màu đỏ giúp kiến bay và chạy rất nhanh. Thêm vào đó, kiến sở hữu một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng.
Tác hại khi tiếp xúc trực tiếp với kiến
Trong đó, có nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng rất nặng do áp dụng các phương pháp tự chữa dân gian truyền miệng, không có căn cứ khoa học. Hoặc đã tự điều trị tại những cơ sở không uy tín, không những không thuyên giảm mà còn gây tình trạng bội nhiễm và bệnh ngày càng nặng hơn.
Điển hình là trường hợp của con trai bà Phạm Ngọc Loan (ngụ tại Quận 8). Bà Lan cho biết, dù ở tầng 14 nhưng gần đây có rất nhiều kiến ba khoang bay vào nhà bà không rõ từ đâu. Vì chỉ nghĩ chỉ là kiến thông thường nên con trai bà đã bắt giết bằng tay không và gặp tình trạng viêm da nặng.
“Sau khi giết kiến, con tôi không rửa tay mà lấy bông gòn nhét vào tai vì sợ ngủ sàn kiến sẽ bò vào tai. Sáng ngủ dậy hai tai của con trai tôi nổi nhiều mụn nước và mụn mủ sần cả mặt, mắt sưng bụp…Nghĩ là dị ứng nên tôi đưa con ra tiệm thuốc tây mua thuốc điều trị dị ứng. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc tình trạng bệnh của con tôi không cải thiện. Tưởng rằng con trai bị giời leo nên tôi đã đưa con trai đi khám chứ không nghĩ tới con bị viêm da tiếp xúc do tiếp xúc với kiến ba khoang“, bà Loan cho hay.
Tương tự, chị Yến Thu (ngụ Bình Thạnh) chia sẻ, tối hôm trước lúc đang ngồi làm việc chị cảm giác có con gì bò ở cổ nên chị đã lấy tay hất ra như phản ứng bình thường. Tầm 5 phút sau, vùng da cổ của chị xuất hiện tình trạng nóng, ngứa, rát… mà không thể thuyên giảm sau khi chị gãi liên tục. Và nửa ngày sau, vùng da này bắt đầu nổi mụn nước, ngứa rát.
“Bản chất người bệnh bị viêm da do kiến ba khoang gây ra không phải do bị kiến cắn mà do dịch tiết và nọc độc của kiến ba khoang gây ra. Khi da tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của kiến ba khoang tiết ra sẽ xuất hiện tình trạng kích ứng da, nổi mụn nước, phỏng rộp trên bề mặt da“, bác sĩ Nhi nói.
Tình trạng này tiếp tục lan rộng nếu bạn tác động tiếp tục lên da (như chà xát, gãi…) và chăm sóc vết thương không đúng cách. Vì vậy, để tránh tình trạng viêm da khi không may tiếp xúc do kiến ba khoang, điều đầu tiên người bệnh nên làm là rửa sạch vùng dịch do kiến ba khoang gây ra. Theo đó, một lưu ý quan trọng là cần rửa nhẹ nhàng để rửa trôi dịch độc của kiến thay vì chà xát mạnh, làm lây lan dịch. Tiếp theo, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chuyên khoa xử lý và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Vậy nên xử lý khi gặp kiến như thế nào?
Bác sĩ Nhi cũng lưu ý thêm, khi bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang, người bệnh tuyệt đối không đắp lá, đắp thuốc, những loại chất không rõ loại trên bề mặt da. Nếu mong muốn sử dụng thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm, tăng sắc tố sau viêm, sẹo lồi, sẹo lõm…
Cách phòng ngừa kiến ba khoang
Để kiến không làm tổn thương da bạn, thì hãy chủ động bắt kiến, loại trừ kiến bằng những cách hữu ích sau đây:
- Sử dụng thuốc diệt côn trùng.
- Sử dụng vợt muỗi.
- Tránh để nước đọng.
- Sử dụng hương sả, cỏ xạ hương.
- Sử dụng đèn diệt côn trùng.
Từ tất cả chia sẻ kể trên, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về kiến ba khoang. Nhờ đó hiểu rõ cách xử trí thích hợp nhất khi có kiến và bảo vệ bản thân toàn diện. Đừng quên đón đọc những nội dung khác trên website để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Nguồn thông tin: Sức Khỏe & Đời Sống.