Móng tay sần sùi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn cảnh báo cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh nào đó. Để có móng tay khỏe đẹp, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy để bài viết sau đây gửi đến bạn tất cả thông tin cần thiết nhất về tình trạng này nhé!
1. Nguyên nhân khiến móng tay sần sùi
Thành phần chính của móng tay là các tế bào keratin, chất sừng chứa nhiều lưu huỳnh. Móng tay khỏe mạnh dễ dàng nhận biết khi có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt màu trắng và toàn bộ móng rất bóng, phẳng, có độ dày và cứng vừa phải. Móng tay khỏe mạnh sẽ bảo vệ tốt các đầu ngón tay, không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Khi móng tay bị sần sùi, cảnh báo dấu hiệu thiếu một số chất sau đây:
- Thiếu vitamin C: Là chất chống oxy hóa quan trọng, cần thiết cho cơ thể, nhất là trong việc hỗ trợ cơ thể sản sinh collagen tự nhiên. Khi cơ thể thiếu vitamin C, móng tay bị mỏng, sần sùi, dễ bị xước.
- Thiếu vitamin B: Vitamin B giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì bộ móng chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu vitamin B (nhất là vitamin B12, vitamin B7), móng tay bị sần sùi vì thay đổi cấu trúc. Theo đó, các đối tượng bị thiếu Biotin thường gặp là người ăn kiêng, người nghiện rượu, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh tiêu hóa…
- Thiếu vitamin A: Nếu cơ thể thiếu vitamin A thì quá trình tổng hợp tóc, móng bị hạn chế, dẫn đến móng biến dạng, khô sần…
- Thiếu vitamin D, canxi: Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, răng, tóc và móng. Khi thiếu canxi, móng tay trở nên khô sần, yếu, dễ gãy.
2. Móng tay sần sùi là biểu hiện của bệnh gì?
Bên cạnh việc thiếu một số vitamin thiết yếu như trên, móng tay sần sùi có thể là biểu hiện của một số bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như chấn thương, vẩy nến (*), nấm móng(**), nhiễm khuẩn, u tân sinh tại móng…
(*) Điều trị vảy nến trên móng tay hoặc móng chân rất phức tạp, có thể tiêu tốn nhiều thời gian, công sức. Vì cần đánh giá tác động của phương pháp điều trị qua biểu hiện của phần móng mới mọc ra cũng như lựa chọn bác sĩ uy tín, am hiểu sâu sắc về cấu trúc móng.
(**) Bệnh nấm có thể đến từ chế độ ăn uống thiếu chất hoặc chế độ sinh hoạt kém lành mạnh, sống ở nơi ô nhiễm khiến cho lớp món tay có màu vàng, dày, xù xì hơn bình thường.
Để có thể nhận diện chính xác, bạn có thể xem thử bản thân mình có kèm theo các biểu hiện dưới đây hay không:
- Móng khô, xốp, dễ bị gãy.
- Màu sắc móng tay khác thường như ố vàng, nâu, đen,…
- Trên móng xuất hiện một số vết màu trắng hoặc đen, hình dáng ngang, dọc, hoặc phủ một lớp cát mịn.
- Ngón tay sưng đỏ, đau nhức, nặng hơn có thể chảy máu, chảy mủ và có mùi khó chịu, dẫn đến tổn thương móng và các vùng da lân cận.
3. Khi móng tay sần sùi, bạn nên làm gì?
Khi móng tay bị hư tổn, điều quan trọng bạn cần làm là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Cụ thể, bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho móng như Vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, sắt, canxi… trong bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn đừng ngần ngại đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ hỗ trợ kiểm tra sức khỏe, nhờ vậy biết rõ nguyên nhân khiến móng tay sần sùi và tìm cách xử trí thích hợp.
Thêm nữa, bạn chủ động thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để sức khỏe được cải thiện. Bao gồm hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, tăng cường luyện tập để tăng trao đổi chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc…
Khi làm việc nhà, nên đeo găng tay bảo vệ tay để móng hạn chế tiếp xúc với nước, hóa chất, giữ gìn bộ móng chắc khỏe. Thêm vào đó, bạn ưu tiên sử dụng các loại hóa chất tốt cho móng, cho da tay như những sản phẩm làm từ nguyên liệu 100% tự nhiên, không pha tạp.
Cuối cùng, bạn phải hạn chế sơn móng tay hoặc gắn móng giả (chi tiết hơn là ngưng sử dụng các hóa chất lên móng tay). Bởi lẽ, chúng có thể vô tình làm cho móng bị ăn mòn, không còn chắc khỏe như trước. Tuy nhiên, bạn dễ dàng khắc phục bằng cách sử dụng sản phẩm dưỡng móng để móng chắc khỏe, hồng hào hơn.
Qua chia sẻ từ bài viết, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân móng tay sần sùi là gì và làm thế nào khác phục hiệu quả. Đừng quên đón đọc một số nội dung hữu ích khác trên website để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Sức Khỏe & Đời Sống.